Làm mẹ là một hành trình đầy yêu thương nhưng cũng không ít thử thách. Trong hành trình đó, cảm giác tội lỗi – hay còn gọi là "Mom Guilt" – thường xuyên xuất hiện, khiến nhiều mẹ tự trách bản thân vì những điều không hoàn hảo. Từ việc không thể kiềm chế cảm xúc, lựa chọn phương pháp nuôi dạy con không như mong muốn, đến việc quay trở lại công việc sau thời gian nghỉ thai sản, tất cả đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra cảm giác tội lỗi.
Tuy nhiên, việc chìm đắm trong cảm giác tội lỗi không giúp chúng ta trở thành người mẹ tốt hơn. Ngược lại, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta, từ đó ảnh hưởng đến cách chúng ta kết nối và chăm sóc con cái.
Câu chuyện có thật
Uyên tìm đến Mindful Self-Compassion course, thực hành trắc ẩn với chính mình sau một thời gian trải qua Mom Guilt. Lúc đó, một bạn cùng lớp ở Úc cũng đăng ký học với cùng trạng thái như mình - Mom Guilt vì bạn quay trở lại công việc sau thai sản.
Được lắng nghe tâm sự của nhiều mẹ, mình biết "tự trách bản thân" có lẽ là điều mà ít nhiều các mẹ có trong quá trình làm mẹ của mình, tuỳ mức độ khác nhau ở mỗi người.
Mẹ trách mắng hay lỡ đánh con trong lúc không kiềm chế được cảm xúc
Mẹ sinh mổ hay sinh có sự hỗ trợ
Mẹ đi công tác thường xuyên nên phải xa con
Mẹ nuôi con theo MXH nên đã có những phương pháp mà giờ đây nhìn lại thấy rất sai
Rồi sau đó...
Một số cách dễ thấy để đối mặt với cảm giác tội lỗi, tự trách khó chịu này là:
Nuông chiều con để bù đắp thiệt thòi của con
Tự trách mình liên tục như một cơ chế ngầm để nhắc mình ngăn mình không được tái diễn,
...
Tất cả những điều trên, có khi vì vô tình tiếp cận kiến thức sai, trong quá trình làm mẹ, hay những phóng chiếu vô thức của bản thân lên con mà cuối tuần rồi, mình có trích dẫn câu trong sách "Làm cha mẹ từ tâm", là:
"Tôi đã từng tổn thương vì những điều đó nhưng giờ đây tôi không hiểu sao mình lại lặp lại điều đó với con?"
Nhưng rồi điều gì diễn ra tiếp theo nếu mẹ cứ mãi ở trong vòng lặp tự trách?
Chính là sức khoẻ tinh thần, thể chất, tổng thể well-being của mẹ bị giảm sút trầm trọng (thân - tâm tương tác qua lại mật thiết với nhau).
Nhưng... trong giai đoạn 0-6 tuổi, trẻ lại có tâm trí thẩm thấu tất cả những cảm xúc và mọi thứ từ mẹ - người thân cận với con nhất.
Vì vậy, mẹ "an" chính là cách chăm sóc và yêu thương con đúng nhất!
Nếu mẹ cảm thấy an yên khi thả lỏng, tận hưởng hành trình làm mẹ mà không cần máy móc xịn, công thức phương pháp "dễ dàng" hay "khóc tới bến", thì hãy làm mẹ theo bản năng và lắng nghe bên trong mình. Làm mẹ theo kiểu "mình ên"!
Nếu mẹ thấy đi làm mang lại niềm vui và sự sống động bên trong mình, thì hãy đi làm và blooming nở rộ phiên bản tuyệt vời nhất của chính mình, và mỗi ngày đi làm về tận hưởng những giây phút chất lượng bên con.
Nếu mẹ thấy chăm sóc con cái và gia đình là lẽ sống, hãy tận hưởng những công việc chăm sóc gia đình hàng ngày và không cần so sánh mình với danh vị, tiền tài ngoài kia.
Mọi sự so sánh đều là khập khiễng!
Bất cứ điều gì, khiến mẹ an vui, thì đó là lựa chọn tốt nhất.
Và nếu, lỡ rơi vào vòng lặp tự trách, thì một trong những cách - Uyên nhắc ở đầu bài, là hãy thử thực hành trắc ẩn với chính mình.
Như một củ hành tây, từng lớp, từng lớp sẽ được đặt xuống, mỏng dần và đến khi một ngày, nghĩ lại cùng tình huống, bạn thôi trách mình mà bắt đầu tập trung làm gì ở hiện tại thì chính là một tín hiệu cho thấy, bạn đang đi đúng hướng.
Hành trình xây dựng nội lực và chăm sóc chính mình là một hành trình chậm rãi, dài hạn nhưng chắc chắn là luôn có hoa thơm quả ngọt đợi bạn.
Hiểu về Mom Guilt
"Mom Guilt" là cảm giác tội lỗi mà nhiều bà mẹ trải qua khi cảm thấy mình không đáp ứng được kỳ vọng – dù là của bản thân hay xã hội – trong vai trò làm mẹ. Nghiên cứu cho thấy, cảm giác tội lỗi này thường bắt nguồn từ những kỳ vọng không thực tế và sự chỉ trích nội tâm. Zoe Blaskey, một huấn luyện viên về làm mẹ, chia sẻ rằng cảm giác tội lỗi của các bà mẹ thường bắt nguồn từ những kỳ vọng không thực tế và sự chỉ trích nội tâm. Việc nhận ra và tái định nghĩa cảm giác tội lỗi có thể giúp các bà mẹ giải phóng bản thân khỏi áp lực không cần thiết.
Trắc ẩn với chính mình – Chìa khóa để chữa lành
Trắc ẩn với chính mình (self-compassion) là khả năng đối xử với bản thân bằng sự tử tế, thấu hiểu và không phán xét, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn. Kristin Neff, một nhà nghiên cứu hàng đầu về trắc ẩn với chính mình, định nghĩa khái niệm này bao gồm ba yếu tố: lòng tốt với bản thân, cảm nhận chung về nhân loại và chánh niệm.
Nghiên cứu cho thấy, việc thực hành trắc ẩn với chính mình giúp giảm cảm giác tội lỗi và xấu hổ, đồng thời cải thiện sức khỏe tinh thần của các bậc cha mẹ. Một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng những bậc cha mẹ được hướng dẫn thực hành trắc ẩn với chính mình sau khi nhớ lại một sự kiện nuôi dạy con đầy thách thức đã giảm đáng kể cảm giác tội lỗi và xấu hổ so với nhóm đối chứng.
MỜI BẠN TÌM HIỂU VỀ “TRẮC ẨN VỚI CHÍNH MÌNH” THÔNG QUA CHUỖI BÀI VIẾT MÀ YÊN SPACE ĐÃ TỪNG THỰC HIỆN TẠI ĐÂY
Thực hành trắc ẩn với chính mình trong cuộc sống hàng ngày
Dưới đây là một số cách đơn giản để bắt đầu thực hành trắc ẩn với chính mình:
1. Nhận diện cảm xúc: Khi cảm thấy tội lỗi, hãy dừng lại và thừa nhận cảm xúc đó mà không phán xét.
2. Tự nhủ lời an ủi: Hãy nói với bản thân những lời như: "Mình đang làm hết sức có thể", "Không ai hoàn hảo cả", "Mình xứng đáng được yêu thương".
3. Chăm sóc bản thân: Dành thời gian cho những hoạt động giúp bạn thư giãn và nạp lại năng lượng, như đi bộ, thiền, đọc sách hoặc trò chuyện với người thân.
4. Kết nối với cộng đồng: Chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm với những người mẹ khác để nhận được sự đồng cảm và hỗ trợ.
Kết luận
Làm mẹ không phải là một cuộc thi để đạt được sự hoàn hảo. Điều quan trọng là bạn yêu thương và chăm sóc bản thân, từ đó truyền tải tình yêu thương đó đến con cái. Hãy nhớ rằng, bạn xứng đáng được yêu thương và trân trọng, không chỉ vì vai trò làm mẹ mà còn vì chính con người bạn.
Tài liệu tham khảo:
Neff, K. D. (2016). The Self-Compassion Scale is a valid and theoretically coherent measure of self-compassion. Mindfulness, 7(1), 264-274.
Sirois, F. M., & Bögels, S. M. (2018). Self-compassion improves parental well-being in response to difficult parenting events. The Journal of Psychology, 152(6), 295-314.
Blaskey, Z. (2024). Parental guilt: the topic mothers often want to talk to me about. The Times.
Neff, K. D., & Germer, C. K. (2013). A Pilot Study and Randomized Controlled Trial of the Mindful Self-Compassion Program. Journal of Clinical Psychology, 69(1), 28-44.
Thương mến,
Nguyễn Bảo Uyên
Professional Certified Coach
Nếu muốn kết nối nhiều hơn với mình, bạn có thể theo dõi mình tại:
Website | Fanpage | Chương trình 1:1
Cảm ơn bạn vì đã luôn bên cạnh, đón đọc và ủng hộ bản tin. Mình luôn mong nhận được các chia sẻ, góp ý từ bạn giúp bản tin hữu ích và thiết thực hơn.
Nếu bạn yêu thích bản tin và thấy nội dung hữu ích. Hãy chia sẻ tới nhiều người hơn.